Bảo tàng văn hóa Phật giáo đặt tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) được UBND TP Đà Nẵng cấp phép thành lập cuối năm 2014. Không gian trưng bày khoảng 700 hiện vật ở tầng 2 của Ngũ Giác Đài Sen Ngọc đang được sắp xếp để chuẩn bị cho lễ khánh thành bảo tàng vào ngày 24/12 tới.
Nhà chùa đang lưu giữ hơn 500 cổ vật, tuy nhiên mới trưng bày 200 vì không gian có hạn. Trong ảnh là tượng Phật Quan âm làm bằng ngọc tỷ, xung quanh là các tượng La Hán.
Nhà chùa đang lưu giữ hơn 500 cổ vật, tuy nhiên mới trưng bày 200 vì không gian có hạn. Trong ảnh là tượng Phật Quan âm làm bằng ngọc tỷ, xung quanh là các tượng La Hán.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết đây là Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Các hiện vật mang phong cách không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á, thậm chí cả Ấn Độ. Nhiều chất liệu hay những cổ vật độc bản lần đầu tiên bắt gặp.
Bức tranh sơn mài khảm cừ hình đức Phật nhập niết bàn quý hiếm, được trưng bày cùng tượng Phật mang phong cách miền Bắc, bên cạnh có các thánh. Ở bảo tàng còn có nhiều tranh tượng Phật được vẽ bằng sơn mài trên giấy dó, hay thêu tay có tuổi thọ khoảng 300 năm.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết đây là Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Các hiện vật mang phong cách không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á, thậm chí cả Ấn Độ. Nhiều chất liệu hay những cổ vật độc bản lần đầu tiên bắt gặp.
Bảo tàng đang lưu giữ hai bức tượng Phật bằng hổ phách quý hiếm. Ông Thiện cho biết, nếu đây đích thực là nhựa cây đã hóa thạch thì niên đại phải lên đến hàng nghìn năm.
Bức tranh sơn mài khảm cừ hình đức Phật nhập niết bàn quý hiếm, được trưng bày cùng tượng Phật mang phong cách miền Bắc, bên cạnh có các thánh. Ở bảo tàng còn có nhiều tranh tượng Phật được vẽ bằng sơn mài trên giấy dó, hay thêu tay có tuổi thọ khoảng 300 năm.
Bảo tàng đang lưu giữ hai bức tượng Phật bằng hổ phách quý hiếm. Ông Thiện cho biết, nếu đây đích thực là nhựa cây đã hóa thạch thì niên đại phải lên đến hàng nghìn năm.
Pho tượng mang phong cách Chămpa độc đáo khi được làm bằng chất liệu sắt. Thượng tọa Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế Âm cho biết, để xác định giá trị cổ vật, mới đây nhà chùa đã mời TS Phạm Quốc Quân và TS Nguyễn Đình Chiến vào giám định.
Bộ 8 tượng Phật Mật tông được tạc bằng chất liệu đồng xanh và đồng đỏ được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia. Chất liệu lạ khiến bức tượng không bị oxy hóa khi để ngoài thời tiết ẩm thấp. Tư thế của các tượng đều khác lạ, trong đó nhiều tượng tạm thời được xác định có nguồn gốc thế kỷ thứ 9 dưới vương triều Chămpa - nơi hai tượng Phật khác được tìm thấy đã được công nhận là bảo vật quốc gia là tượng Phật Đồng Dương và tượng Bồ tát Tara. TS Nguyễn Đình Quân đã bất ngờ trước chất liệu làm những pho tượng này.
Pho tượng mang phong cách Chămpa độc đáo khi được làm bằng chất liệu sắt. Thượng tọa Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế Âm cho biết, để xác định giá trị cổ vật, mới đây nhà chùa đã mời TS Phạm Quốc Quân và TS Nguyễn Đình Chiến vào giám định.
Bức tượng này hiện chưa được xác định chất liệu. Một chú tiểu cho biết tượng chỉ cao và rộng chừng 30 cm2, nhưng phải đến 3 người lực lưỡng mới có thể nhấc bổng để di chuyển.
Không chỉ làm bằng chất liệu gỗ, đồng, sắt, nhiều bức tượng còn được làm bằng đá. Nhiều cổ vật được người dân hiến tặng.
Bộ 8 tượng Phật Mật tông được tạc bằng chất liệu đồng xanh và đồng đỏ được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia. Chất liệu lạ khiến bức tượng không bị oxy hóa khi để ngoài thời tiết ẩm thấp. Tư thế của các tượng đều khác lạ, trong đó nhiều tượng tạm thời được xác định có nguồn gốc thế kỷ thứ 9 dưới vương triều Chămpa - nơi hai tượng Phật khác được tìm thấy đã được công nhận là bảo vật quốc gia là tượng Phật Đồng Dương và tượng Bồ tát Tara. TS Nguyễn Đình Quân đã bất ngờ trước chất liệu làm những pho tượng này.
Bức tượng này hiện chưa được xác định chất liệu. Một chú tiểu cho biết tượng chỉ cao và rộng chừng 30 cm2, nhưng phải đến 3 người lực lưỡng mới có thể nhấc bổng để di chuyển.
Nguyễn Đông
- Chùa Bảo Tạng tổ chức chương trình khám bệnh, tặng quà và trao nhà tình thương cho bà con nghèo (05.12.2019)
- Bến Tre: Tặng quà cho trẻ em khuyết tật và trao nhà tình thương đến bà con có hoàn cảnh khó khăn (05.12.2019)
- Long An: Trao tặng nhà tình thương đến bà con có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (05.12.2019)
- Hậu Giang: Chia sẻ yêu thương đến người già, người tàn tật tại Rạch Gòi, Châu Thành A (03.11.2019)
- Bến Tre: Chuỗi các hoạt động bàn giao cầu, đường giao thông nông thôn, trao nhà tình thương (23.09.2019)
- BẢN TIN PHẬT SỰ 20H NGÀY 10/9/2019 (23.09.2019)
- Chuỗi hoạt động chào đón Tết đoàn viên cùng bà con các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang (23.09.2019)
- Bến Tre: San sẻ yêu thương đến các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (23.09.2019)
- Long An: Trao học bổng cho các em học sinh tại 2 huyện Đức Huệ và Đức Hòa (23.09.2019)
- Đồng Tháp: Tặng quà các cụ già neo đơn và học sinh Trường Tiểu Học và Trung Học cơ sở Thiện Mỹ (23.09.2019)
- Cà Mau: Nghĩa Tình Mùa Vu Lan (23.09.2019)
- Bến Tre: Chuỗi hoạt động đón mừng mùa hiếu hạnh (23.09.2019)
- 620 CÂU TRẮC NGHIỆM PHẬT PHÁP CĂN BẢN (21.09.2019)
- Cà Mau: Chùa Bảo Tạng trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vu lan, trao học bổng và tặng quà cho bà con nghèo (21.09.2019)
- TP.HCM: Chùa Pháp Tạng long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu (21.09.2019)
- TP.HCM: Tưởng niệm ngày vía Bồ tát Quan Âm và khóa tu Thiền tập Phật giáo tại chùa Pháp Tạng (21.09.2019)
- TP.HCM: Chương trình “Vì đàn em thân yêu” mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 (21.09.2019)
- TP. HCM: Chương trình “Chuyện Đạo chuyện đời” Kỳ 4 (21.09.2019)
- TP. HCM: Chùa Pháp Tạng trang nghiêm tổ chức Lễ Phật đản (21.09.2019)
- Cà Mau: Chùa Bảo Tạng tổ chức khóa tu Một Ngày An Lạc hướng đến Đại lễ Phật Đản (21.09.2019)